Ngoại khoá tuyên truyền ba văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2025”.
Ngày
19/04/2025 Trường THPT Quảng Uyên đã tổ chức thành công buổi ngoại khóa “Tuyên truyền ba văn kiện pháp lý
biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2025”. Tham
gia buổi ngoại khóa có: BGH, BCH Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, giáo
viên phụ trách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm khối 12,
cùng 204 em HS khối 12 Trường THPT Quảng Uyên.
Buổi ngoại khóa gồm các nội dung
chính sau:
Buổi sáng cả đoàn di chuyển đến Đồn biên phòng cửa khẩu
Sóc Giang. Tại đây em học sinh đã được nghe cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Sóc Giang phổ biến tuyên truyền
các nội dung cơ bản của Luật biên giới Quốc gia, các văn bản pháp lý về việc
giải quyết, quản lý và bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Nội dung, ý
nghĩa của việc ký kết và thực thi ba văn kiện pháp lý như: Nghị định thư về phân
giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định về quy chế quản
lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định về cửa khẩu và quy
chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời
cán bộ Đồn Biên phòng còn hướng dẫn làm rõ thêm về đặc điểm, vị trí đặt các cột
mốc, chất liệu xây dựng cột mốc,…
Đại uý Vũ Đình Sơn – Phó Trạm trưởng Trạm Biên
phòng Cửa khẩu Sóc Giang tuyên truyền 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất
liền Việt Nam – Trung Quốc
Qua các nội dung tuyên truyền, giáo viên và học sinh nhà
trường đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyên biên giới thiêng
liêng của tổ quốc.
Các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên đắc lực, tích cực vận động gia
đình, bà con nhân dân địa phương trong việc bảo vệ đường biên mốc giới quốc gia
góp phần xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa
Việt Nam - Trung Quốc. Có thể nói hoạt động ngoại khóa là một chương trình bổ
ích giúp học sinh nâng cao ý thức về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, bồi
đắp lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần bảo vệ nền độc lập
dân tộc.

Sau
nội dung tuyên truyền Ba văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam –
Trung Quốc, cả đoàn di chuyển về Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó để thực
hiện hoạt động: Lễ dâng hương,
báo công tại Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Nhà trưng bày khu di tích quốc
gia đặc biệt Pác Bó, nơi lưu giữ những hiện vật và câu chuyện lịch sử quan trọng
gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thầy và trò nhà trường dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh
Buổi
chiều cả đoàn tiếp tục khám phá Khu
du lịch Quốc gia đặc biệt Pác Bó trong tuyến “Hành trình về nguồn” công viên địa chất Non nước Cao Bằng,
tham quan nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong những năm kháng chiến từ 1941 đến 1945: Suối Lê Nin – Núi Các
Mác, hang Cốc Bó.
Hoạt động ngoại khóa lần này thực sự là một trải nghiệm bổ ích đã
giúp cho giáo viên, học sinh :
- Biết công tác quản lý biên giới,
công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, thấy
được ý nghĩa quan trọng của việc xác định được đường biên giới trên đất liền
giữa nước ta với Trung Quốc, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc
tham gia bảo vệ, giữ gìn hệ thống mốc giới quốc gia và tầm quan trọng của việc
xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển với Trung
Quốc.
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về những giá trị của Công viên địa
chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, giúp cho học sinh có hiểu biết về các giá trị địa chất - địa mạo, giá trị lịch
sử - văn hoá, giá trị đa dạng sinh học của địa phương và nâng cao
trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh trong bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng.
- Bồi dưỡng tình yêu và lòng tự hào về quê hương, đất nước, có ý thức
trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu
nghị với nước láng giềng Trung Quốc, đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy các
giá trị di sản địa chất – địa mạo, văn hoá – lịch sử, góp phần xây dựng quê
hương Cao Bằng ngày càng giàu đẹp. Giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng
giao tiếp, ứng xử, hoạt động nhóm, thuyết trình, hùng biện và các kĩ năng khác.
Tác giả: Nguyễn Thu Thảo – GV tổ Toán Tin